5 điều lưu ý khi đăng ký tự công bố sản phẩm

0

Những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi đăng ký tự công bố sản phẩm

Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục công bố sản phẩm, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý, thì có 5 điều doanh nghiệp cần lưu ý khi đăng ký tự công bố sản phẩm. Thông qua bài viết này C.A.O Media sẽ thông tin chi tiết cũng như hướng dẫn thủ tục đăng ký tự công bố sản phẩm. Hãy cùng chúng tôi xem qua những nội dung dưới đây để biết những điều cần lưu ý là gì nhé!

5 điều doanh nghiệp cần lưu ý khi đăng ký tự công bố sản phẩm là gì?

Điều thứ nhất: Doanh nghiệp đăng ký tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của doanh nghiệp và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm; (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện; hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chỉ định; để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận).

Điều thứ hai: Ngay sau khi đăng ký tự công bố sản phẩm; doanh nghiệp được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.

Vì phải tự chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình về tính an toàn của nó và phải đúng quy định hiện hành; nên doanh nghiệp cần phải nắm vững quy định của pháp luật để kê khai hồ sơ tự công bố. Nếu tự công bố không đúng: toàn bộ nhãn sẽ không được sử dụng tiếp, hàng hóa đã sản xuất rồi thì tùy vào mức độ để xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.

 ” Mẫu bản tự công bố sản phẩm – C.A.O thực hiện cho khách hàng ” 

5 điều lưu ý khi đăng ký tự công bố sản phẩm

5 điều lưu ý khi đăng ký tự công bố sản phẩm

Điều thứ ba: Trong trường hợp doanh nghiệp có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức; cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

Điều thứ tư: Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

Điều thứ năm: Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác; tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Thành phần hồ sơ tự công bố sản phẩm gồm những gì? 

– Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I  theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP

– Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm dự kiến

– Giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh;

–  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất;

– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm. Trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định; hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025; gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành; theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế; hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn; tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế. (bản chính hoặc bản sao chứng thực)

Thông tin liên hệ dịch vụ tại C.A.O Media

Trên đây là 5 điều doanh nghiệp cần lưu ý khi đăng ký tự công bố sản phẩm cho mình. Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ công bố sản phẩm TRỌN GÓI – NHANH CHÓNG – UY TÍN hãy liên hệ C.A.O Media qua số điện thoại (028) 6275 0707  –  0903 145 178 để được tư vấn và cung cấp dịch vụ tốt nhất!

>> Chủ đề liên quan

Share.

About Author

Leave A Reply