Tự công bố sản phẩm có bắt buộc thực hiện không?
Tự công bố sản phẩm có bắt buộc thực hiện không? Đây là câu hỏi không ít doanh nghiệp đã bâng khuâng, vì thế, thông qua bài viết này C.A.O Media sẽ cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc về câu hỏi của quý doanh nghiệp là tự công bố sản phẩm có bắt buộc hay không nhé!
Hiện nay, ngộ độc thực phẩm đang là mối quan tâm, lo lắng của người dân bởi các trường hợp ngộ độc ngày càng gia tăng và theo chiều hướng nặng hơn. Do đó, việc quản lý, giám sát và kiểm tra sản phẩm trên thị trường được cơ quan nhà nước thực hiện chặt chẽ, nhằm đảm bảo chất lượng, sức khỏe người sử dụng. Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, sản phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ, cần phải thực hiện tự công bố sản phẩm.
Xem thêm:
- Tự công bố sản phẩm là gì
- Quy định công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá
- Kiểm nghiệm và tự công bố sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm
Những sản phẩm bắt buộc thực hiện tự công bố sản phẩm
Trong khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có ghi rõ nhưng đối tượng tự công bố chất lượng sản phẩm như sau:
– Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;
– Các loại phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
– Dụng cụ chứa/vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
Lưu ý: Những sản phẩm hoặc nguyên liệu trong sản xuất, nhập khẩu dùng để sản xuất hay gia công hàng xuất khẩu, để phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của doanh nghiệp không tiêu thụ ra thị trường bên ngoài sẽ được miễn làm thủ tục tự công bố.
Những lợi ích khi doanh nghiệp tự công bố sản phẩm
» Khi đăng ký công bố chất lượng sản phẩm với cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền, sản phẩm đó sẽ được kiểm chứng nghiêm ngặt để xác nhận là sản phẩm có chất lượng tốt, không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Vậy nên các sản phẩm đã được công bố khi đưa ra thị trường sẽ nhanh chóng tiếp cận, lấy được sự tin tưởng từ khách hàng. Từ đó tạo dựng được uy tín, tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ, đẩy mạnh doanh số bán hàng, tăng doanh thu.
» Ngoài ra tự công bố sản phẩm cũng là một cách để doanh nghiệp kiểm soát chất lượng sản phẩm; ổn định, cải tiến năng suất, tối giảm chi phí sản xuất.
” Bản tự công bố sản phẩm do C.A.O Media thực hiện cho khách hàng “
Quy trình thực hiện tự công bố sản phẩm
– Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận).
– Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm; và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
Một số lưu ý khi thực hiện tự công bố sản phẩm
– Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm; thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương; có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ; thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
– Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố sản phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
– Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Thành phần hồ sơ tự công bố sản phẩm
Một tổ chức, cá nhân có nhu cầu tự công bố sản phẩm của mình cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước, trong đó không thể thiếu những giấy tờ pháp lý sau đây:
- Bản tự công bố sản phẩm (theo mẫu quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP);
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm dự kiến
- Giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất;
Thông tin liên hệ dịch vụ tại C.A.O Media
Hy vọng với các thông tin bài viết trên đề cập, đã giải đáp được câu hỏi ” Tự công bố sản phẩm có bắt buộc thực hiện không “ của doanh nghiệp. Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ công bố sản phẩm TRỌN GÓI – NHANH CHÓNG – UY TÍN hãy liên hệ C.A.O Media qua số điện thoại (028) 6275 0707 – 0903 145 178 để được tư vấn và cung cấp dịch vụ tốt nhất!
>> Chủ đề liên quan
- Tự công bố sản phẩm muối hồng Himalaya
- Hồ sơ tự công bố chất lượng sốt cà chua
- Hồ sơ tự công bố chất lượng sốt mù tạt
- Công bố chất lượng sản phẩm giấm gạo
- Công bố chất lượng tinh bột khoai tây
- Dịch vụ công bố chất lượng bột hạnh nhân
- Tư vấn công bố tiêu chuẩn chất lượng bột canh
- Thủ tục công bố chất lượng bột chiên giòn
- Tư vấn công bố tiêu chuẩn chất lượng bột ngọt
- Dịch vụ kiểm nghiệm sản phẩm pate chay
- Tự công bố chất lượng pate nhập khẩu
- Thủ tục công bố chất lượng pate gan vịt nhập khẩu
- Dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm pate chay