Giấy chứng nhận bản quyền tác giả và hồ sơ cần chuẩn bị

0

Giấy chứng nhận bản quyền tác giả và hồ sơ cần chuẩn bị

Bản quyền tác giả là một trong hai cách để đảm bảo thương hiệu không bị sử dụng trái phép mà không có sự đồng ý của người sở hữu. Bản quyền tác giả hiện nay được cấp bởi Cục Bản Quyền và bảo vệ tác phẩm, logo dựa trên nên tảng của luật Sở Hữu Trí Tuệ. Để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện giấy chứng nhận bản quyền tác giả một cách chính xác, mời quý doanh nghiệp cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé 

Điều kiện để được bảo hộ

Trước hết, để một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả cần phải thỏa mãn điều kiện:

  • Là tác phẩm này được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác (khoản 2, Điều 13, Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019)
  • Tác phẩm được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác (khoản 3, Điều 14, Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009).

Cách thức nộp hồ sơ xin đăng ký bản quyền tác giả

» Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức; cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả; quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.

» Cá nhân; pháp nhân nước ngoài có tác phẩm; chương trình biểu diễn; bản ghi âm; ghi hình; chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả; quyền liên quan quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả.

“Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được thực hiện tại CAO Media”

Giấy chứng nhận bản quyền tác giả và hồ sơ cần chuẩn bị

Giấy chứng nhận bản quyền tác giả (ảnh CAO Media)

Chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm

→ Chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại Điều 36 của Luật sở hữu trí tuệ bao gồm:

→ Tổ chức, cá nhân Việt Nam.

→ Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam.

→ Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam.

→ Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Hồ sơ xin đăng ký bản quyền, thương hiệu, tác phẩm,…

♦ Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

♦ 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.

♦ Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;

♦ Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

♦ Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

♦ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Các trường hợp hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận

› Trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ thì Cục Bản quyền tác giả hủy bỏ hiệu lực các Giấy chứng nhận đã cấp.

› Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận trái với quy định của Luật này thì có quyền yêu cầu Cục Bản quyền tác giả hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận.

Thông tin liên hệ dịch vụ

CAO Media không chỉ đơn thuần là thực hiện giấy chứng nhận bản quyền tác giả. Mà còn hỗ trợ khách hàng kiểm tra; tra cứu miễn phí tác phẩm cần đăng ký cho khách hàng. Hướng dẫn khách hàng cách sửa thay đổi theo đúng quy định. Thay mặt và đại diện khách hàng nộp và lấy giấy chứng nhận bản quyền tác giả cho khách hàng Vui lòng liên hệ: (028) 6275 0707 – 0903 145 175 – 0903 145 178 hoặc truy cập email tuvan@tuvangiayphepcao.com để được hỗ trợ tư vấn

››› Bài viết liên quan

Share.

About Author

Leave A Reply