Hồ sơ xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở đóng gói thủy hải sản

0

Hồ sơ xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở đóng gói thủy hải sản

Các cơ sở kinh doanh, đóng gói hay sản xuất các mặt hàng thực phẩm đều phải đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, và để quản lý tốt vấn đề an toàn thực phẩm này cơ quan nhà nước yêu cầu cơ sở phải thực hiện đầy đủ giấy phép mới có thể đi vào hoạt động. Vì thế mà việc xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở đóng gói thủy hải sản cũng không còn quá xa lạ với doanh nghiệp.

Yêu cầu khi thực hiện xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở đóng gói thủy hải sản

Yêu cầu về bố trí mặt bằng

  • Khu vực sản xuất tách biệt phải được bố trí tách biệt với khu vực sinh hoạt của gia đình; khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm; nơi tập kết chất thải, rác thải.
  • Không tạo nơi ẩn náu cho động vật gây hại.
  • Khu vực chế biến thuỷ sản ăn liền.
  • Khu vực chế biến thuỷ sản ăn liền phải được bố trí tách biệt với khu sản xuất thuỷ sản không ăn liền và chỉ được dùng riêng cho mục đích này.

Yêu cầu thiết kế, kết cấu nhà xưởng

  • Mái hoặc trần nhà không bị dột; không rạn nứt; ngăn được nước mưa, bụi bẩn.
  • Bề mặt tường hoặc vách ngăn và nền phải dễ làm vệ sinh.
  • Khu chứa phế thải (nếu có) phải tách biệt với khu vực sản xuất; dễ làm vệ sinh và khử trùng.
  • Có khu vực thay bảo hộ lao động cho công nhân trước khi vào khu vực sản xuất.
  • Có vòi nước rửa tay; xà phòng và khăn lau tay sạch được bố trí ít nhất tại 2 vị trí: gần lối vào khu vực sản xuất và tại khu vực nhà vệ sinh.
  • Nhà vệ sinh cho công nhân phải đủ nước; được trang bị thùng rác có nắp; giấy chuyên dụng và cửa không được mở trực tiếp vào khu vực sản xuất.
  • Có ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo với cường độ đủ sáng để thực hiện các hoạt động sản xuất. Thiết bị chiếu sáng phải có chụp bảo vệ để tránh bóng đèn rơi; vỡ lẫn vào nguyên liệu, sản phẩm.

Yêu cầu thiết bị, dụng cụ

  • Thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm; (dụng cụ chứa đựng, chế biến…); phải chuyên dùng và được làm bằng vật liệu bền; không độc, không bị gỉ sét, không ngấm nước. Bề mặt của thiết bị, dụng cụ phải nhẵn, dễ làm vệ sinh và tẩy rửa.
  • Dụng cụ chứa phế liệu phải có dấu hiệu để phân biệt với dụng cụ chứa sản phẩm; Thùng chứa phế liệu phải kín, dễ làm vệ sinh, tẩy rửa.
  • Thiết bị; dụng cụ trong công đoạn tiếp xúc với thủy sản sau gia nhiệt; tiếp xúc với thủy sản là sản phẩm ăn liền phải được dùng riêng cho mục đích này và được bảo quản riêng biệt.

Yêu cầu nguyên liệu, bao bì, phụ gia, hóa chất

  • Nguyên liệu phải đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Bao bì chứa đựng phải bền chắc, không độc, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Bao bì được bảo quản ở nơi, thoáng, khô ráo, sạch sẽ.
  • Phụ gia, chất hỗ trợ chế biến phải nằm trong danh mục được phép sử dụng cho thực phẩm theo quy định hiện hành của Nhà nước, còn nhãn mác nguyên vẹn hoặc được ghi nhãn trên bao bì đã san chia đồng thời có hồ sơ mua bán có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Phụ gia, chất hỗ trợ chế biến phải được bảo quản ở nơi khô ráo, sạch sẽ và không được bảo quản chung với hóa chất tẩy rửa, khử trùng hoặc hóa chất độc hại.
  • Chỉ sử dụng các chất tẩy rửa, khử trùng theo quy định của Bộ Y tế. Chất tẩy rửa, khử trùng phải được chứa đựng trong bao bì có ghi rõ tên, nguồn gốc.
  • Không sử dụng hóa chất để diệt côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất thực phẩm. Hóa chất phải còn nhãn mác nguyên vẹn và được bảo quản riêng biệt.

Yêu cầu đối với người sản xuất

  • Chủ cơ sở và công nhân trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định.
  • Công nhân trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được khám sức khoẻ khi tuyển dụng và khám sức khỏe định kỳ theo qui định của Bộ Y tế. Hồ sơ theo dõi sức khoẻ của chủ cơ sở và công nhân phải được lưu giữ đầy đủ tại cơ sở.
  • Công nhân mắc bệnh có thể lây nhiễm cho sản phẩm như: có vết thương bị nhiễm trùng, bị bệnh ngoài da, đang bị tiêu chảy,…phải được giám sát để không tham gia trực tiếp sản xuất thực phẩm.
  • Công nhân trực tiếp sản xuất phải được trang bị bảo hộ lao động phù hợp.
  • Công nhân phải rửa tay: trước khi vào khu vực sản xuất, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc với bất kỳ chất lây nhiễm nào.
  • Bảo hộ lao động của công nhân trong khu vực xử lý thủy sản ăn liền, công nhân sau xử lý nhiệt và đóng gói thủy sản ăn liền phải sạch sẽ và chỉ được dùng riêng cho khu vực này.

Hồ sơ khách hàng cung cấp xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở đóng gói thủy hải sản

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề đóng gói thủy hải sản; (bản sao y công chứng)
  • Giấy xác nhận đã tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên; (bản sao y công chứng)
  • Giấy khám sức khỏe theo thông ty 14/2013/TT-BYT của chủ cơ sở và nhân viên; (bản photo đóng dấu công ty)

C.A.O tiến hành khảo sát cơ sở, tư vấn bố trí nhà xưởng, thu thập thông tin, soạn thảo hồ sơ và gửi khách hàng ký tên – đóng dấu.

Đồng hành cùng doanh nghiệp trong từng bước phát triển là C.A.O Media với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp và đặc biệt là xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở đóng gói thủy hải sản nhanh chóng, uy tín, đảm bảo thành công ngay lần thẩm định đầu tiên. Hãy nhấc máy và gọi ngay cho C.A.O 0903.145.178 để được tư vấn chi tiết nhé!

Share.

About Author

Leave A Reply