Chuẩn bị thủ tục thành lập và hoạt động cơ sở sản xuất rượu
Các doanh nghiệp đang có ý hoạt động ở lĩnh vực sản xuất ngâm ủ rượu đã chuẩn bị được những giấy tờ nào để hợp pháp hoá cơ sở chưa, hãy cùng C.A.O Media tìm hiểu nhé. Để hoàn thiện tất cả các thủ tục cho tới khi rượu thành phẩm được bán trên thị trường; Ngoài cơ sở vật chất, điều kiện thành lập và hoạt động cơ sở sản xuất rượu đầu tiên các bạn cần có là được cấp phép hoạt động cơ sở bởi cơ quan có thẩm quyền; Kế tiếp doanh nghiệp cần phải hiểu và nắm rõ các quy trình, thủ tục để thực hiện giấy phép ATTP (bởi vì thủ tục này không bao giờ là kém phần phức tạp và tốn công sức, thời gian); Tiếp theo là phần kiểm tra chất lượng, chỉ tiêu sản phẩm và tự công bố theo quy định; Cuối cùng là xin giấy phép sản xuất rượu tại phòng Kinh Tế hoặc Phòng Kinh Tế Hạ Tần.
Nội dung thủ tục hôm nay sẽ có bốn loại khác nhau (bốn bước) để thành lập và hoạt động cơ sở sản xuất rượu. Mời các bạn xem tiếp chi tiết bài viết hôm nay.
Xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp bước đầu tiên của quy trình
Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Hoặc nộp hồ sơ online tại cổng thông tin điện tử do sở kế hoạch và đầu tư cấp phép nếu ở TP.HCM
Hồ sơ bao gồm:
→ Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc
→ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
+ Điều lệ công ty;
+ Danh sách thành viên hoặc cổ đông;
+ Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hoặc Passport của người đại diện pháp luật;
+ Giấy ủy quyền cho người thực hiện hồ sơ (nếu có);
Thời gian trong 3 ngày làm việc sẽ có kết quả gửi về địa chỉ trụ sở
Sau khi hoàn thành giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (thủ tục đầu tiên của quy trình thành lập và hoạt động cơ sở sản xuất rượu) thì doanh nghiệp tiến hành thực hiện giấy phép ATTP.
“Giấy phép sản xuất rượu thủ công do C.A.O thực hiện”
Bước 2 các lưu ý khi doanh nghiệp đăng ký giấy phép ATTP cơ sở sản xuất rượu
- Công suất sản xuất rượu từ 3 triệu lít sản phẩm/ năm trở lên sẽ nộp hồ sơ tại Bộ Công Thương;
- Công suất sản xuất rượu dưới từ 3 triệu lít sản phẩm/ năm sẽ nộp hồ sơ tại Sở Công Thương;
- Riêng tại Thành Phố Hồ Chí Minh; doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm.
- Đối với trường hợp cơ sở sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh trên 5,5 độ cồn: Tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép được quy định tại Điều 20 Nghị định 105/2017/NĐ-CP và tại Khoản 15 Điều 16 Nghị định 17/2020 NĐ- CP.
- Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất rượu có thời hạn 3 năm sau 3 năm doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại
Hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất rượu;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ; bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận; hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm; của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
Bước 3 kiểm nghiệm mẫu sản phẩm và tiến hành công bố chất lượng
1/ Kiểm nghiệm sản phẩm rượu
Doanh nghiệp chuẩn bị mẫu sản phẩm rượu, sau đó lên chỉ tiêu kiểm nghiệm dựa vào quy chuẩn (TCVN) của sản phẩm.
- Kiểm nghiệm sản phẩm tại trung tâm được Bộ Y Tế công nhận;
- Thời gian thực hiện kiểm nghiệm từ 05 đến 07 ngày làm việc;
– Nhận kết quả kiểm nghiệm để tiến hành thực hiện công bố chất lượng sản phẩm.
2/ Chuẩn bị hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm
- Giấy phép kinh doanh ngành nghề (bản photo hoặc scan)
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (02 bản sao y công chứng).
- Sản phẩm mẫu (03 mẫu);
⇒ Nếu trường hợp doanh nghiệp chưa kiểm nghiệm thì cung cấp cho C.A.O thực hiện thay.
Doanh nghiệp thực hiện công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân. Nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định
Cuối cùng là giấy phép sản xuất rượu
- Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.
- Thời gian thực hiện trong 10 này làm việc và giấy phép có thời hạn 5 năm kể từ khi cấp giấy phép
– Đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh; (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 17/2020 NĐ- CP)
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.
– Bản công bố sản phẩm rượu (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật);
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm,
– Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.
Thời gian thực hiện trong 10 này làm việc và giấy phép có thời hạn 5 năm kể từ khi cấp giấy phép
Dịch vụ xin cấp phép thành lập và hoạt động cơ sở sản xuất rượu tại C.A.O Media
– Tiếp nhận yêu cầu tư vấn của khách hàng, khảo sát thực tế để biết loại hình kinh doanh;
– Tư vấn tổng quan các quy định pháp luật bao gồm: thủ tục, điều kiện và hồ sơ làm giấy phép để thành lập và hoạt động cơ sở sản xuất rượu
– Tiến hành khảo sát mặt bằng (nếu xét thấy cần thiết) và ký hợp đồng dịch vụ;
– Tư vấn khách hàng chuẩn bị, bổ sung các tài liệu cần có như: Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương, Giấy phép ATTP; Bản công bố; Danh sách sản phẩm …;
– Soạn thảo hồ sơ xin giấy phép và gửi cho khách hàng xem xét, ký tên và đóng dấu;
– Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền và theo dõi kết quả;
– Điều chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước (nếu có);
– Đại diện khách hàng đến cơ quan nhà nước nhận kết quả và giao các giấy phép về thành lập và hoạt động cơ sở sản xuất rượu cho khách hàng;
– Hoàn thành dịch vụ và hỗ trợ tư vấn hậu kiểm (nếu có);
Liên hệ dịch vụ
Trên đây là những thông tin về thủ tục xin cấp phép thành lập và hoạt động cơ sở sản xuất rượu theo nghị định. Nếu quý khách hàng muốn tìm dịch vụ thực hiện xin giấy phép TRỌN GÓI – NHANH CHÓNG hãy liên hệ ngay đến C.A.O Media qua các số điện thoại (028) 6275 0707 – 0903 145 175 – 0903 145 178 hoặc truy cập qua website giayphepkinhdoanhruou.com để biết thêm thông tin chi tiết.
>> Chủ đề liên quan:
- Nghị định 17/2020 điều kiện kinh doanh rượu trong nhà hàng, quán bar
- Dịch vụ xin giấy phép bán lẻ rượu quận Phú Nhuận mới nhất
- Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh bán buôn rượu nhanh nhất
- Dịch vụ xin chứng nhận Health Certificate rượu
- Hướng dẫn xin giấy phép xuất khẩu sản phẩm rượu
- Hướng dẫn cơ sở sản xuất rượu làm giấy phép an toàn thực phẩm
- Công bố chất lượng sản phẩm rượu Gin
- Thủ tục xin giấy phép lưu hành tự do rượu xuất khẩu
- Quy định nhà nước đối với bán rượu tiêu dùng tại chỗ
- Những giấy phép cho cơ sở sản xuất rượu
- Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu rượu tại Việt Nam đầy đủ
- Phân phối rượu cần có những giấy phép nào