Khám sức khoẻ để làm giấy phép ATTP theo thông tư 14/2013/TT – BYT

0

Khám sức khoẻ để làm giấy phép ATTP theo thông tư 14/2013/TT – BYT

Hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm hoặc nguyên liệu, phụ gia,… liên quan tới thực phẩm và kinh doanh nhà hàng, khách sạn, quán bia, clup,… có quày bếp chế biến thực phẩm đều phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì mới được chế biến món ăn hay sản xuất thực phẩm. Tuỳ vào mỗi loại thực phẩm được sản xuất và món ăn thì sẽ được cấp giấy phép ATTP với loại hình khác nhau nhưng nó có giá trị tương đương. Ngoài các thủ tục và điều kiện được cấp giấy phép ATTP thì giấy khám sức khoẻ để làm giấy phép ATTP theo thông tư 14/2013/TT – BYT là bắc buộc đối với một số ngành nghề thực phẩm khi đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm.

Để hiểu rõ hơn về thông tin khám sức khoẻ củng như một số điều cần lưa ý khi thực hiện mà các doanh nghiệp thường mắc phải, tốn thêm thời gian và chi phí không cần thiết. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết nhé.

Khám sức khỏe an toàn thực phẩm Thông tư 14/2013/TT-BYT là gì?

Khám sức khỏe theo Thông tư 14/2013/TT-BYT (hay còn gọi là khám sức khỏe thẻ xanh) là yêu cầu khám bắt buộc cho những ai đang làm việc trong môi trường thực phẩm. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm muốn được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Theo đó, chủ cơ sở hoặc người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm là 02 đối tượng bắt buộc phải thực hiện.

Thông tư 14/2013 thông tư – 

Áp dụng với trường hợp sau đây:

  • Người Việt Nam, người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam KSK khi tuyển dụng, KSK định kỳ, KSK khi vào học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và các đối tượng khác;
  • KSK cho người lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Trường hợp không áp dụng:

  • Khám bệnh ngoại trú, nội trú trong các cơ sở KBCB;
  • Khám giám định y khoa, khám giám định pháp y, khám giám định pháp y tâm thần;
  • Khám để cấp giấy chứng thương;
  • Khám bệnh nghề nghiệp;
  • KSK khi tuyển vào lực lượng vũ trang và KSK trong lực lượng vũ trang.

“Mẫu giấy khám sức khoẻ để thực hiện đăng ký giấy phép ATTP”

Khám sức khoẻ để làm giấy phép ATTP theo thông tư 14/2013/TT - BYT

Mẫu giấy khám sức khoẻ (ảnh C.A.O Media)

Hồ sơ khám sức khoẻ để làm giấy phép ATTP bao gồm

  • Hồ sơ KSK của người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.
  • Hồ sơ KSK của người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.
  • Đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự đề nghị KSK nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm: Giấy KSK theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này và văn bản đồng ý của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó.
  • Đối với người được KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm:

+/  Sổ KSK định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

+/  Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp KSK định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách KSK định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện KSK định kỳ theo hợp đồng.

Lưu ý khi khám sức khoẻ để làm giấy phép ATTP

Khi đi khám sức khoẻ để làm giấy phép ATTP các bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Khám sức khoẻ để đăng ký giấy phép ATTP thì khám theo thông tư nói trên tại cơ sở được Sở y tế chỉ định
  • Tại mục 1 xét nghiệm máu và mục 2 xét nghiệm nước tiểu ở phần 3 la mã của giấy khám sức khoẻ thông tư 14/2013/TT – BYT; Mặc dù đã yêu cầu cơ sở khám theo thông tư nhưng ở hai mục này thường bị nhầm lẫn hoặc bị bỏ sót. Nên doanh nghiệp chủ động kiểm tra lại phần này.

Giấy chứng nhận ATTP bao gồm thủ tục:

– Đơn đề nghị xin cấp giấy phép ATTP (theo mẫu C.A.O Media cung cấp)

– Giấy phép Đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành, nghề sản xuất kinh doanh phù hợp;

– Giấy chứng nhận đã được Tập huấn kiến thức vệ sinh ATTP của từng cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm trong cơ sở;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP;

– khám sức khoẻ để làm giấy phép ATTP của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

Thời gian thực hiện giấy phép ATTP

– Thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy phép ATTP tại cơ quan nhà nước: từ 20 – 25 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ;

– Thời gian đoàn thẩm định tại cơ sở: trong 7 ngày làm việc (tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ);

– Hiệu lực của giấy phép ATTP là 03 năm, kể từ ngày cấp phép;

– Nếu thời hạn có hiệu lực của Giấy phép ATTP còn trước 6 tháng; thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.

Quy trình xin giấy phép an toàn thực phẩm tại C.A.O Media

– Tiếp nhận tài liệu, thông tin, nhu cầu của doanh nghiệp về vấn đề làm giấy phép ATTP;

– Tư vấn miễn phí và đánh giá tính pháp lý của các giấy tờ liên quan;

– Khảo sát trực tiếp cơ sở vật chất và đưa ra giải pháp, cách khắc phục tối ưu nhất;

– Tư vấn về quy mô, cách bố trí, sắp xếp quy trình sản xuất theo một chiều;

– Hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khỏe nhân viên;

– Hướng dẫn doanh nghiệp học tập huấn kiến thức ATTP và khám sức khỏe (nếu chưa có);

– Soạn và nộp hồ sơ xin cấp giấy phép ATTP tại cơ quan quản lý; Đóng phí (nếu có);

– Hướng dẫn doanh nghiệp tiếp đoàn thẩm định để đạt yêu cầu và ra giấy chứng nhận ATTP;

– Theo dõi hồ sơ, đại diện doanh nghiệp nhận giấy chứng nhận ATTP từ cơ quan chức năng;

– Giao giấy phép ATTP cho khách hàng và hoàn tất dịch vụ;

Thông tin liên hệ dịch vụ tại C.A.O Media

Hãy đến với C.A.O Media để được hướng dẫn thực hiện khám sức khoẻ để làm giấy phép ATTP và tư vấn, dịch vụ làm giấy phép ATTP nói chung; một cách NHANH CHÓNG – TRỌN GÓI – CHI PHÍ HỢP LÝ. Liên hệ ngay C.A.O qua các số điện thoại: (028) 6275 0707 – 0903 145 175 – 0903 145 178 hoặc gửi về địa chỉ email lienhe@tuvangiayphepcao.com để được tư vấn và cung cấp thông tin chính xác nhất.

>>> Chủ đề liên quan:

Share.

About Author

Leave A Reply