Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm và quy trình thực hiện

0

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm và quy trình thực hiện

Để bảo vệ nhãn hiệu và duy trì, phát triển sản phẩm; Doanh nghiệp nên quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, đây là thủ tục mà hầu như tất cả các sản phẩm, thương hiệu nỗi tiếng trong nước và thế giới đều có, mặc dù nó không phải là thủ tục pháp lý bắt buộc trong kinh doanh. Vậy nhãn hiệu là gì, có nên đăng ký nhãn hiệu hay không, quy trình thủ tục ra sao,… Mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của C.A.O

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu (trademark) là thuật ngữ đã được chuẩn hóa quốc tế. Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều đưa ra định nghĩa nhãn hiệu dựa trên những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó nên cũng có những điểm khác nhau. Là quốc gia phát triển sau, các nhà lập pháp Việt Nam đã tiếp thu kinh nghiệm của các nước phát triển để đưa ra khái niệm mang tính khái quát, bao trùm hơn:

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009)

Mặc dù có những điểm khác nhau trong quy định pháp luật của mỗi quốc gia nhưng điểm giống nhau cơ bản là nhãn hiệu phải có chức năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác nhau. Bên cạnh đó, pháp luật các nước cũng như các Điều ước quốc tế đều không liệt kê một danh sách các dấu hiệu cụ thể mà chỉ đưa ra các loại dấu hiệu phổ biến có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Tại sao nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm

– Sự cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng quyết liệt. Để khẳng định và bảo vệ nhãn hiệu của công ty; cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sớm nhất có thể.

– Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ ngăn các công ty, tổ chức hoặc cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu của bạn một cách trái phép hoặc đăng ký một nhãn hiệu tương tự. Là cơ sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm của các chủ thể khác trên thị trường.

– Hơn nữa, công ty của bạn có thể kiếm thêm thu nhập từ việc ký kết các hợp đồng li-xăng (license); hoặc chuyển nhượng nhãn hiệu đã đăng ký của bạn như một loại tài sản của công ty.

Thành phần hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ bao gồm các tài liệu sau:

– Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận làm theo mẫu số: 04-NH của Thông tư số 16/2016/BKHCN; (Số lượng 02 bản: 01 bản Cục Sở hữu trí tuệ lưu thực hiện thủ tục; 01 bản còn lại đóng dấu, dán mã vạch trả lại cho người nộp đơn).

– 08 bản mẫu nhãn hiệu;

– Danh sách các sản phẩm và dịch vụ áp dụng nhãn hiệu;

– Giấy ủy quyền (nếu có);

– Biên lai thanh toán phí, lệ phí;

Lưu ý khi làm tờ khai nhãn hiệu:

  •  Về mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu.
  •  Chủ đơn phải mô tả, nêu ý nghĩa của nhãn hiệu: Nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm. Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Đối với các nhãn hiệu có sử dụng mô tả liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của nước ngoài thì người đăng ký phải có quốc tịch tại nước đó.
  •  Phân nhóm nhãn hiệu theo đúng Bảng phân loại Ni-xơ để nhãn hiệu đăng ký không bị từ chối xét nghiệm hình thức đơn và phải nộp bổ sung lệ phí do phân nhóm sai.
  •  Một đơn có thể đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ.
  •  Mỗi đơn đăng ký chỉ được cấp 1 văn bằng bảo hộ.

“Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa do C.A.O Media thực hiện cho khách hàng”

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm và quy trình thực hiện

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (ảnh C.A.O Media)

Các bước đăng ký nhãn hiệu

Giai đoạn 1: Tra cứu nhãn hiệu

Nhãn hiệu sẽ được tra cứu trên thư viện trực tuyến về sở hữu công nghiệp.

Lợi ích của việc tra cứu nhãn hiệu

  •  Để thực hiện thành công việc đăng ký nhãn hiệu, tức nhãn hiệu đăng ký có thể được cấp văn bằng bảo hộ, chủ thể nộp đơn nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu.
  •  Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan Sở hữu trí tuệ hay chưa?
  •  Sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu, chủ đơn sẽ cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu.
  •  Việc tra cứu nhãn hiệu còn góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không?
  •  Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng chủ sở hữu; nên cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp bảo hộ độc quyền.
  •  Tra cứu nhãn hiệu tránh được thời gian dài chờ đợi thẩm định; nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ đơn đăng ký.

Giai đoạn 2: Nộp đơn

Người nộp đơn có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện đơn đăng ký nhãn hiệu đến:

  •  Văn phòng Cục Sở hữu Trí tuệ (Cục SHTT) tại Thành phố Hà Nội;
  •  Văn phòng đại diện của Cục SHTT tại thành phố Đà Nẵng
  •  Văn phòng đại diện của Cục SHTT tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Giai đoạn 3: Thẩm định hình thức đơn

Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Giai đoạn 4: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

– Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

– Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ; mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.

– Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.

Giai đoạn 5: Thẩm định nội dung đơn

Là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ; qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT) xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó; Cục SHTT có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký.

+ Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện: Cục SHTT ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.

+ Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện: Cục SHTT ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời; khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ đơn đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.

Giai đoạn 6: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ; Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ; và người nộp đơn nộp phí; lệ phí đầy đủ; đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ; ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Thời gian thực hiện đăng ký nhãn hiệu

– Thời gian đăng ký nhãn hiệu: khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.

– Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy; nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động; kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ dịch vụ tại C.A.O Media

Trên đây là những thông tin về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm theo quy định. Nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền một cách NHANH CHÓNG – TRỌN GÓI – UY TÍN. Vui lòng liên hệ C.A.O Media qua các số điện thoại: (028) 6275 0707 – 0903 145 175 – 0903 145 178 – 0908 024 161 hoặc qua email lienhe@tuvangiayphepcao.com để được tư vấn miễn phí và được thực hiện dịch vụ tốt nhất!

»»» Chủ đề liên quan:

Share.

About Author

Leave A Reply