Nguyên tắc một chiều khi đăng ký ATTP cho cơ sở sản xuất thực phẩm

0

Nguyên tắc một chiều khi đăng ký ATTP cho cơ sở sản xuất thực phẩm

Các cơ sở sản xuất thực phẩm phải đạt được những yêu cầu bắt buộc của luận an toàn thực phẩm và nghị định ban hành thì mới đủ điều kiện cấp giấy phép khi đăng ký ATTP cho cơ sở sản xuất thực phẩm. Trong đó có quy định về điều kiện cơ sở vật chất; phải sắp xếp theo nguyên tắc một chiều để đảm bảo từ nguyên liệu đầu vào, sơ chế, chế biến, thành phẩm,… không để ô nhiễm, lây nhiễm chéo lẫn nhau.

Trong đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm thì bước sắp sếp cơ sở vật chất ít nhiều củng khiến doanh nghiệp gặp phải khó khăn. Sau đây mời các bạn tìm hiểu nội dung dưới đây nhé

Xin giấy phép ATTP dựa trên cơ sở pháp lý:

 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;

 Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm;

Hồ sơ cần chuẩn bị đăng ký ATTP cho cơ sở sản xuất thực phẩm

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật (bản sao);

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ; bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu;

– Đơn đề nghị đăng ký ATTP cho cơ sở sản xuất thực phẩm (theo mẫu C.A.O Media cung cấp);

– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở;

– Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do của chủ cơ sở xác nhận; hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất; kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

“Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP do C.A.O Media thực hiện”

Nguyên tắc một chiều khi đăng ký ATTP cho cơ sở sản xuất thực phẩm

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (ảnh C.A.O Media)

Điều kiện xin giấy phép ATTP cho cơ sở sản xuất

→ Khu vực sản xuất; chế biến thực phẩm phải được thiết kế theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng để tránh ô nhiễm.

→ Kho chứa đựng và bảo quản thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải được thiết kế phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm và tránh sự xâm nhập của côn trùng, động vật gây hại.

→ Kết cấu nhà xưởng phải đảm bảo theo đúng quy định về: tường, trần, nền, cửa, các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm, hệ thống chiếu sáng,…

→ Có sự cách biệt giữa khu sản xuất và không sản xuất; giữa các khu tiếp nhận nguyên liệu; sơ chế; chế biến; bao gói; kho hàng; khu vệ sinh; khu thay trang phục; khu nhà ăn để tránh ô nhiễm chéo

→ Thiết kế, bố trí nhà xưởng phải phù hợp với công nghệ và chủng loại sản phẩm, phòng ngừa được sự ô nhiễm chéo thực phẩm giữa các công đoạn sản xuất cũng như khi thao tác, chế biến và xử lý thực phẩm.

Thời gian thực hiện giấy chứng nhận ATTP

» Thời gian thẩm định cơ sở từ 7 ngày làm việc (tính từ lúc nhận hồ sơ hợp lệ);

» Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký ATTP cho cơ sở sản xuất thực phẩm tại cơ quan nhà nước từ 20 – 25 ngày làm việc (tính từ lúc hồ sơ hợp lệ);

» Thời gian có hiệu lực của giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là 3 năm, kể từ ngày cấp;

» Nếu thời hạn của phép còn trước 6 tháng, thì cá nhân, tổ chức kinh doanh tiến hành thủ tục xin lại giấy chứng nhận.

Thông tin liên hệ dịch vụ

Để thực hiện thủ tục đăng ký ATTP cho cơ sở sản xuất thực phẩm theo đúng quy định, khách hàng cần chuẩn bị một số tài liệu cơ bản theo thông tin được chia sẻ như trên. Quý khách hàng có thể liên hệ C.A.O Media qua hotline: (028) 6275 0707 – 0903 145 175 – 0903 145 178 hoặc gửi về địa chỉ email lienhe@tuvangiayphepcao.com để được tư vấn và cung cấp thông tin chính xác nhất.

>>> Chủ đề liên quan:

Share.

About Author

Leave A Reply