Các bước thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam
Theo nghị định số 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2015 và Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan nên việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ngày càng được nâng cao. Các chủ thể đã tịch cực sử dụng các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy thủ tục đăng ký quyền tác giả ra sao? Hãy cùng C.A.O Media tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!
Chủ sở hữu thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả
Chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại Điều 36 của Luật sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hồ sơ – thủ tục đăng ký quyền tác giả
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
- Bản sai tác phẩm đăng ký quyền tác giả
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền
- Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ; (nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do thừa kế, chuyền giao, thừa kế)
- Văn bản đồng y của các đồng tác giả ( Nếu tác phẩm có đồng tác giả)
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, (nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung)
Lưu ý: Các tài liệu cần để thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.
Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thủ tục đăng ký quyền tác giả thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận
- Trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ thì Cục Bản quyền tác giả hủy bỏ hiệu lực các Giấy chứng nhận đã cấp.
- Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận trái với quy định của Luật này thì có quyền yêu cầu Cục Bản quyền tác giả hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận.
C.A.O Media không chỉ thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả, mà còn hỗ trợ khách hàng kiểm tra; tra cứu miễn phí tác phẩm cần đăng ký cho khách hàng. Hướng dẫn khách hàng cách sửa thay đổi theo đúng quy định. Thay mặt và đại diện khách hàng nộp và lấy giấy chứng nhận bản quyền tác giả cho khách hàng. Vui lòng liên hệ 0903.145.178 để được hỗ trợ tư vấn dịch vụ đăng ký bản quyền bao bì nhãn mác; logo; tên thương hiệu; tác phẩm âm nhạc; sách; truyện…