Quy định xử phạt hành chính về An toàn thực phẩm theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP
Các hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
- Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm;
- Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm;
- Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu và vi phạm quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm;
- Vi phạm quy định về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn.
Hình thức xử phạt hành vi vi phạm an toàn thực phẩm
- Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 06 tháng, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 tháng đến 24 tháng;
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành chính
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Mức phạt hành chính khi vi phạm an toàn thực phẩm
- Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định 115/2018/NĐ-CP.
Thực hiện xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là hình thức pháp lý bắt buộc khi doanh nghiệp muốn đi vào sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Để tránh tình trạng bị xử phạt hành chính, doanh nghiệp cần tuân thủ thủ tục hành chính và thực hiện theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu; đối với Cấp mới) hoặc Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu; đối với Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm kinh doanh, thay đổi, bổ sung mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất (theo mẫu);
- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe để kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh (bản sao có xác nhận của cơ sở).
C.A.O Media luôn cung cấp đầy đủ thông tin về thủ tục hành chính cho khách hàng, đồng hành cùng khách hàng thực hiện đầy đủ hồ sơ pháp lý liên quan đến An toàn thực phẩm. Gọi C.A.O 0903145178 để được hướng dẫn chi tiết thủ tục xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện vấn đề về sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định của Nhà nước.
điều kiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm giay phep ve sinh an toan thuc pham cho cang tin giay phep ve sinh an toan thuc pham hang nong san Quy trình xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho căng tin xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở đóng gói Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán cafe xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhanh nhất xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhanh nhata xin giấy phép vệ sinh attp ở đâu?