Quy định công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chức năng

1

Khái niệm thực phẩm chức năng (Functional foods) được người Nhật sử dụng đầu tiên trong những năm 1980 để chỉ những thực phẩm chế biến có chứa những thành phần tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng giúp nâng cao sức khoẻ cho người sử dụng. Theo Viện Khoa học và Đời sống quốc tế (International Life Science Institute – ILSI) thì “thực phẩm chức năng là thực phẩm có lợi cho một hay nhiều hoạt động của cơ thể như cải thiện tình trạng sức khoẻ và làm giảm nguy cơ mắc bệnh hơn là so với giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại”.

Theo IFIC, thực phẩm chức năng là những thực phẩm hay thành phần của chế độ ăn có thể đem lại lợi ích cho sức khoẻ nhiều hơn giá trị dinh dưỡng cơ bản. Thực phẩm chức năng có thể là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất “chức năng”. Cũng như thực phẩm thuốc, thực phẩm chức năng nằm ở nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc và người ta cũng gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm – thuốc.

Quy định công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chức năng

Bộ Y tế Việt Nam định nghĩa thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tuỳ theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi sau: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.

Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng trên thị trường, từ những sản phẩm sản xuất trong nước đến các sản phẩm nhập từ nước ngoài về. Vậy để sản phẩm của mình lưu hành trên thị trường các doanh nghiệp cần chuẩn bị những gi? C.A.O Media sẽ giúp khách hàng hiểu hơn về trình tự công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chức năng để các doanh nghiệp tự tin đưa sản phẩm lưu hành trên thị trường.

Nội dung ghi nhãn của thực phẩm chức năng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về nhãn và các điều kiện sau:

  • Nội dung hướng dẫn sử dụng cho những sản phẩm có mục đích sử dụng đặc biệt cần phải ghi: Tên của nhóm sản phẩm (thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm chức năng, thực phẩm ăn kiêng, thực phẩm dinh dưỡng y học), đối tượng sử dụng, công dụng sản phẩm, liều lượng, chống chỉ định, các lưu ý đặc biệt hoặc tác dụng phụ của sản phẩm (nếu có);
  • Đối với thực phẩm chứa hoạt chất sinh học, trên nhãn hoặc nhãn phụ bắt buộc phải ghi dòng chữ “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”;
  • Trên nhãn hiệu sản phẩm thực phẩm chức năng không được ghi chỉ định điều trị bất kỳ một bệnh cụ thể nào hoặc sản phẩm có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chức năng theo quy định của Bộ y tế

  • Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm
  • Bản tiêu chuẩn cơ sở do thương nhân ban hành.
  • Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài (bản sao công chứng).
  • Tiêu chuẩn sản phẩm (Products Specification) của nhà sản xuất hoặc Phiếu kết quả kiểm nghiệm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan) của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập nước xuất xứ.
  • Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân); Mẫu có gắn nhãn (nếu có yêu cầu để thẩm định).
  • Bản sao có công chứng nước ngoài hoặc trong nước của một trong các giấy chứng nhận sau (nếu có): Chứng nhận GMP (thực hành sản xuất tốt); HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn); hoặc giấy chứng nhận tương đương.
  • Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
  • Bản sao Hợp đồng thương mại (nếu có).

Quy định công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chức năng

Hồ sơ khách hàng cung cấp C.A.O công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chức năng

Đối với thực phẩm chức năng trong nước

  • Giấy phép kinh doanh ngành nghề (2 bản sao y công chứng)
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm (2 bản sao y công chứng)
  • Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng
  • Sản phẩm mẫu (3 mẫu)

Đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu

  • Giấy phép kinh doanh ngành nghề (2 bản sao y công chứng)
  • Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm
  • Giấy phép CA (Certyficate Of Analysis) hoặc phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) hoặc giấy tờ tương đương xác nhận sản phẩm an toàn cho sức khoẻ và phù hợp với quy định thực phẩm
  • Sản phẩm mẫu (3 mẫu)

Quy trình C.A.O thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chức năng

  • Tư vấn toàn diện về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chức năng
  • Xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm, gửi mẫu và nhận kết quả xét nghiệm
  • Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ công bố để tiến hành đăng kí tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
  • Đại diện doanh nghiệp, nộp hồ sơ và đóng phí công bố tại Cục An Toàn Thực Phẩm trực thuộc Bộ Y Tế
  • Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ ra giấy phép công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chức năng
  • Nhận giấy chứng nhận và giao tận tay cho khách hàng

Liên hệ ngay với C.A.O 0903145178 để biết thêm về công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chức năng một cách chi tiết nhất và đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh chóng nhất.

Share.

About Author

1 phản hồi

  1. CÔNG TY MINH NGUYỆT - QUẬN 8 on

    Dịch vụ làm giấy phép nhanh hơn mình tưởng,
    nhân viên tư vấn chính xác và rất nhiệt tình luôn.

Leave A Reply