Những sản phẩm nào không thuộc tự công bố sản phẩm?

0

Những sản phẩm nào không thuộc tự công bố sản phẩm?

Thủ tục Tự công bố sản phẩm căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của chính phủ; quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Đây là thủ tục bắt buộc các doanh nghiệp cần phải thực hiện nếu muốn đưa sản phẩm ra thị trường. Điều này giúp nhà nước kiểm soát và ngăn chặn các mặt hàng kém chất lượng cũng như không rõ nguồn gốc trên thị trường. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng phải thực hiện Tự công bố, vậy Những sản phẩm nào không thuộc tự công bố sản phẩm? Thủ tục tự công bố như thế nào? Thành phần hồ sơ và thời gian thực hiện… Các thắc mắc này sẽ được C.A.O Media giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!

Tự công bố sản phẩm là gì

⇒  Tự công bố sản phẩm là hình thức doanh nghiệp tự công bố tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình. Tự công bố sản phẩm không có cơ quan nhà nước nào cấp Giấy xác nhận công bố sản phẩm mà chỉ đăng tải thông tin về hồ sơ tự công bố sản phẩm lên cổng thông tin điện tử tại cơ quan đó;

⇒  Ngày 02 tháng 02 năm 2018 chính phủ ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; nghị định này thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP của Luật an toàn thực phẩm. Căn cứ vào nghị định mới nhất; Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hay nhập khẩu mặt hàng thuộc nhóm tự công bố phải thực hiện tự công bố sản phẩm cho mình.

Những sản phẩm nào không thuộc tự công bố sản phẩm

Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm (tức là không thuộc dạng Tự công bố sản phẩm) đối với các sản phẩm sau đây:

» Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng.

» Thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Như thực phẩm giành cho người ăn kiêng, người già, người có những bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp).

» Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ từ 0 – 36 tháng tuổi.

» Phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

⇒ Trong đó, Phụ gia thực phẩm/ Nguyên liệu thực phẩm có công dụng mới được hiểu là công dụng chưa được quy định cho phụ gia, hương liệu đó tại các văn bản: Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT năm 2015 hợp nhất Thông tư hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm do Bộ Y tế ban hành và Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành (Phần III – Các chất tạo hương được phép sử dụng trong thực phẩm).

“Mẫu bản tự công bố sản phẩm – C.A.O Media thực hiện cho khách hàng”

Những sản phẩm nào không thuộc tự công bố sản phẩm?

Những sản phẩm nào không thuộc tự công bố sản phẩm? (Ảnh C.A.O Meida)

Thời gian và địa điểm nộp hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm

♦ Thời gian kiểm nghiệm sản phẩm: 05 ngày làm việc, tính từ ngày gửi mẫu đến trung tâm (Nếu doanh nghiệp chưa có giấy kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm)

♦ Thời gian nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm tại cơ quan: 05 đến 07 đến ngày làm việc.

 Địa điểm nộp hồ sơ:

– Quý doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Ban quản lý an toàn thực phẩm; nếu cơ sở có địa điểm kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh

– Quý doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở Y Tế/ Chi cục an toàn thực phẩm; nếu cơ sở có địa điểm kinh doanh tại Huyện/Tỉnh thành khác

Thành phần hồ sơ chuẩn bị tự công bố chất lượng sản phẩm

Giấy phép đăng kí kinh doanh nghành nghề

→ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

→ Mẫu sản phẩm

→ Kết quả kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm trong vòng 12 tháng

Một số lưu ý khi tự công bố sản phẩm

– Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký bản tự công bố chất lượng sản phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt; và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm;

– Trong trường hợp tổ chức; cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức cá nhân có quyền lựa chọn (trừ những sản phẩm đăng ký tại Bộ y tế). Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký thì các lần đăng ký tiếp theo phải đăng ký tại cơ quan đã lựa chọn;

– Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm; xuất xứ; thành phần cấu tạo thì tổ chức; cá nhân phải công bố lại sản phẩm. Các thay đổi khác có thể thông báo bằng văn bản gửi lên cơ quan quản lý nhà nước.

Liên hệ dịch vụ tư vấn tại C.A.O Media:

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết để quý doanh nghiệp có thể tìm hiểu về Những sản phẩm nào không thuộc tự công bố sản phẩm?. Quý doanh nghiệp có nhu cần thực hiện tự công bố sản phẩm có thể liên hệ đến số hotline: (028) 6275 0707 – 0903 145 178. Để được tư vấn dịch vụ TRỌN GÓI – NHANH CHÓNG và TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT

>> Chủ đề liên quan

Share.

About Author

Leave A Reply