Hướng dẫn thủ tục lưu hành sản phẩm bột gạo ra thị trường
Bài viết dưới đây, C.A.O sẽ hướng dẫn đầy đủ các hồ sơ giấy tờ liên quan đến việc lưu hành sản phẩm bột gạo ra thị trường trong nước và nước ngoài, mời Quý khách hàng cùng xem qua thật kỹ nhé!
Tìm hiểu về bột gạo
Bột gạo là một loại bột được làm từ gạo bằng phương pháp ngâm và nghiền.Tại Việt Nam, bột gạo được sử dụng rất phổ biến khắp 3 miền Bắc, Trung Nam, từ bánh cuốn, bánh canh, bánh căn, bánh đậu xanh, bánh bèo, bánh bò cho đến bún gạo, bánh khoái, bánh đập, cao lầu mì, bánh đúc, bánh hỏi,…
Các loại giấy phép cần thiết để lưu hành sản phẩm bột gạo
Để sản phẩm bột gạo lưu hành tại thị trường Việt Nam, doanh nghiệp cần thực hiện các loại giấy phép sau:
- Giấy phép kinh doanh có ngành nghề sản xuất kinh doanh bột gạo
- Giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất bột gạo
- Kiểm nghiệm và công bố chất lượng sản phẩm bột gạo
Ngoài ra, doanh nghiệp cần bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm của mình để tránh các rủi ro đánh cắp, giả mạo thương hiệu ảnh hưởng không tốt đến việc kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc khác, việc đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm nhằm phục vụ việc đưa sản phẩm vào trong các siêu thị, giúp quản lý tốt hơn về mặt số lượng và chất lượng, tạo cơ hội cho khách hàng có thể tìm kiếm và hiểu biết hơn về doanh nghiệp và sản phẩm:
- Bảo hộ thương hiệu
- Đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm bột gạo
Nhu cầu xuất khẩu tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao, đối với sản phẩm bột gạo để được phép xuất khẩu ra thị trường nước ngoài một cách hợp pháp thì doanh nghiệp cần thực hiện một trong hai loại giấy phép xuất khẩu sau:
Tìm hiểu về thủ tục và thành phần hồ sơ của mỗi loại giấy phép:
-
Giấy phép kinh doanh
Đăng ký giấy phép thành lập doanh nghiệp là chứng nhận hợp pháp, ghi nhận ngày đăng ký kinh doanh lần đầu; và là căn cứ xác thực pháp lý cho doanh nghiệp, là bước để một doanh nghiệp hoạt động hợp pháp thông qua việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh để doanh nghiệp có thể tự do; và hoạt động kinh doanh tốt. Chính vì vậy, việc thực hiện hồ sơ xin giấy phép đăng ký kinh doanh là việc rất quan trọng; và cần thiết mang tính pháp lý bắt buộc, thể hiện sự công nhận của nhà nước với sự ra đời của một thực thể kinh doanh.
Thành phần hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh:
** Hồ sơ đăng ký kinh doanh với cá nhân, hộ kinh doanh bạn cần có:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao Giấy CMND của cá nhân tham gia kinh doanh; hoặc CMND của người đại diện hộ gia đình;
– Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh (trường hợp đối với hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập);
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (nơi đặt địa điểm kinh doanh); hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng (Có xác nhận của UBND xã, phường; thị trấn hoặc cơ quan công chứng nhà nước);
** Hồ sơ đăng ký kinh doanh với công ty, doanh nghiệp bạn cần có:
– Đơn đề nghị đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp;
– Dự thảo điều lệ công ty của doanh nghiệp có chứng nhận của các thành viên góp vốn trong công ty doanh nghiệp;
– Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập có chữ ký của tất cả cổ đông, thành viên; và đại diện pháp luật;
– Bản sao CMND; hoặc hộ chiếu phô tô công chứng của các thành viên hoặc cổ đông kèm theo;
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (nơi đặt địa điểm kinh doanh); hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng (Có xác nhận của UBND xã, phường; thị trấn hoặc cơ quan công chứng nhà nước);
→ Thời gian thực hiện giấy phép đăng ký kinh doanh: 05 – 07 ngày làm việc. Do Sở kế hoạch Đầu tư cấp.
2. Giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất bột gạo
a. Cơ sở pháp lý:
– Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm;
b. Thành phần hồ sơ xin giấy phép ATTP cơ sở sản xuất bột gạo
+ Đơn đề nghị xin giấy phép ATTP cơ sở sản xuất bột gạo (theo mẫu C.A.O Media cung cấp);
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật (bản sao);
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu.
+ Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe của chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
+ Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
→ Thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy phép ATTP tại cơ quan nhà nước: từ 20 – 25 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ;
→ Hiệu lực của giấy phép ATTP là 03 năm, kể từ ngày cấp phép;
“Mẫu thành phần hồ sơ lưu hành sản phẩm – C.A.O thực hiện cho khách hàng”
-
Kiểm nghiệm và công bố chất lượng sản phẩm bột gạo
Bước 1: Kiểm nghiệm sản phẩm bột gạo
– Doanh nghiệp chuẩn bị mẫu sản phẩm bột gạo (400gram mẫu/sản phẩm) để tiến hành thử nghiệm;
– Lên chỉ tiêu thử nghiệm dựa vào quy chuẩn của sản phẩm theo quy định Việt Nam;
– Mang mẫu sản phẩm đến trung tâm để tiến hành thử nghiệm;
** Lưu ý: Kiểm nghiệm tại trung tâm được Bộ Y Tế công nhận/chỉ định >>> Danh sách các cơ sở được chỉ định kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
→ Thời gian kiểm nghiệm sản phẩm từ 05 đến 07 ngày làm việc;
→ Nhận kết quả kiểm nghiệm để tiến hành thực hiện tự công bố chất lượng sản phẩm;
Bước 2: Thực hiện tự công bố chất lượng sản phẩm bột gạo
– Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP; doanh nghiệp đăng ký công bố chất lượng sản phẩm tại Ban quản lý an toàn thực phẩm, nếu cơ sở có địa điểm trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh; nếu cơ sở ở tỉnh thành thì đăng ký tại Chi cục an toàn thực phẩm.
– Thành phần hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm bột gạo gồm có:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hộ kinh doanh; (cơ sở chỉ cần có 1 trong 2 giấy phép này)
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nơi sản xuất bột gạo
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng; (nếu có)
- Sản phẩm mẫu (03 mẫu/sản phẩm); (nếu doanh nghiệp chưa thực hiện kiểm nghiệm)
→ Thời gian thực hiện tự công bố chất lượng sản phẩm là từ 03 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ.
a. Hồ sơ đăng ký bảo hộ logo thương hiệu sản phẩm bột gạo gồm:
Sau khi kiểm tra tên thương hiệu đăng ký không bị trùng với tên thương hiệu đã đăng ký; kết luận nhãn hiệu có khả năng đăng ký thì khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ
- Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc chứng minh nhân dân của chủ sở hữu ► xem thêm thủ tục đăng ký kinh doanh – tại đây
- File nhãn hiệu/ logo cần đăng ký (file ảnh)
b. Quy trình xử lý và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ logo thương hiệu tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ, nhãn hiệu phải trải qua các giai đoạn sau:
- Trong 1 ngày Cục SHTT tiếp nhận hồ sơ và cấp dấu nhận đơn
- Từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày nộp đơn, Cục SHTT sẽ gửi công văn chấp nhận đơn hợp lệ
- Từ 12 tháng, tính từ ngày chấp nhận đơn Cục SHTT sẽ có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
-
Đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm bột gạo
a. Thành phần hồ sơ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm bột gạo như sau:
Theo hướng dẫn thực hiện thủ tục cấp mã số mã vạch ban hành kèm theo Quyết định số: 73/QĐ-TĐC ngày 11 tháng 10 năm 2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Thành phần hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm bột gạo bao gồm:
- Đơn đăng ký sử dụng mã số mã vạch (theo form mẫu)
- Bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN (theo form mẫu)
- Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có ngành nghề sản xuất kinh doanh sản phẩm)
→ Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan Nhà nước Trung tâm mã số mã vạch quốc gia – Tổng cục Tiêu chuẩn và Đo lường chất lượng hay doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ mã vạch sản phẩm yến qua đường bưu điện.
b. Thời gian đăng ký mã số mã vạch sản phẩm bột gạo là bao lâu?
- Thời gian cấp mã số: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian cấp giấy chứng nhận mã số mã vạch chính thức là 30 – 45 ngày làm việc
- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học Công nghệ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.
-
Giấy phép lưu hành tự do CFS bột gạo
a. Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm tự do là gì?
» Giấy phép lưu hành tự do – CFS (Certificate Of Free Sale) là giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
b. Căn cứ pháp lý:
► Xin giấy chứng nhận lưu hành tự do cho sản phẩm bột gạo căn cứ vào Quyết định 10/2010/QĐ-TTg – Quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu
c. Thành phần hồ sơ xin giấy phép lưu hành tự do bột gạo gồm có:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép Hộ kinh doanh cá thể (chỉ cần 1 trong 2)
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc chứng nhận ISO tại nơi sản xuất sản phẩm
- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm còn thời gian hiệu lực trong 01 năm (đối với lô hàng xuất khẩu)
- Nhãn chính sản phẩm
- Bản tự công bố sản phẩm
d. Thời gian thực hiện xin giấy phép lưu hành tự do
– Thời gian xin giấy chứng nhận Certificate of free sale sản phẩm nhanh nhất C.A.O thực hiện từ 05 đến 07 ngày làm việc (kể từ ngày ký nộp hồ sơ hợp lệ); C.A.O có thể làm nhanh theo yêu cầu của khách hàng;
– Thời gian hiệu lực giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm sữa là 2 năm, tính từ ngày cấp giấy chứng nhận;
-
Giấy chứng nhận y tế – HC cho bột gạo
a. Giấy chứng nhận y tế là gì?
⇒ Giấy chứng nhận y tế – Health Certificate (HC) là giấy tờ chứng minh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp – Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cấp cho sản phẩm của doanh nghiệp để doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế
⇒ Giấy chứng nhận y tế – Health Certificate (HC) do Bộ y tế cấp cho những sản phẩm thực phẩm; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ; vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm theo thông tư 52/2015/TT-BYT.
b. Căn cứ pháp lý
► Xin giấy chứng nhận y tế cho sản phẩm bột gạo căn cứ vào Thông tư 52/2015/TT-BYT Quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
→ Giấy chứng nhận y tế HC có thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp.
c. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế (HC)
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế (HC) cho sản phẩm;
– Kết quả kiểm nghiệm của lô hàng xuất khẩu có thể hiện số lô, NSX-HSD; (thực hiện tại trung tâm được Bộ Y Tế công nhận/chỉ định)
– Mẫu nhãn sản phẩm; (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất; bản tự công bố sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
→ Thời gian thực hiện tại Bộ y tế: 07 – 08 ngày làm việc;
Liên hệ dịch vụ làm giấy phép để lưu hành sản phẩm bột gạo
Trên đây là thủ tục thực hiện các giấy tờ để lưu hành sản phẩm bột gạo trong nước và nước ngoài. Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ làm giấy phép NHANH CHÓNG – UY TÍN thì hãy liên hệ với C.A.O Media qua các số điện thoại (028) 6275 0707 | 0903 145 175 | 0903 145 178 hoặc gửi về email hotro@tuvangiayphepcao.com để được tư vấn và cung cấp dịch vụ nhanh nhất!
♦ Chủ đề liên quan
- Dịch vụ công bố sữa chua cho bé nhập khẩu trọn gói
- Tư vấn tự công bố sản phẩm sinh tố đóng chai tại C.A.O Media
- Điều kiện xin giấy phép xuất khẩu thực phẩm hữu cơ
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận y tế cho chả lụa chay xuất khẩu cần những gì?
- Giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở đóng gói đường làm bao lâu?
- Thành lập giấy phép kinh doanh cửa hàng trái cây
- Đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng vải lụa tại TPHCM