C.A.O MEDIA làm giấy an toàn thực phẩm cho sản phẩm bột nở

0

C.A.O MEDIA làm giấy an toàn thực phẩm cho sản phẩm bột nở

Bột nở là loại sản phẩm đưa trực tiếp vào thực phẩm nên cơ sở sản xuất sản phẩm này phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Và để quản lý được toàn bộ cơ sở, cơ quan nhà nước bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện giấy an toàn thực phẩm cho sản phẩm bột nở thì mới được  phép đi vào sản xuất. Bài viết hôm nay, C.A.O xin phép gửi đến doanh nghiệp và bạn đọc về quy trình cũng như phương thức thực hiện của loại giấy phép này.

Bột nở

Bột nở hay còn có tên tiếng Anh là Baking Powder. Nó là một hỗn hợp khô gồm có những thành phần sau: Bicarbonate Soda, một ít tinh bột để giữ cho các thành phần khác khô ráo và một vài chất axit cần thiết để có thể tạo ra lượng khí Carbon Dioxide cho những sản phẩm men khi nướng.

Loại bột nở này được dùng phổ biến trong quá trình làm các loại bánh như bánh ngọt, bánh bông lan, bánh quy hay muffins vì nó có khả năng giúp bánh nở bằng phản ứng hóa học khi sinh ra khí CO2.

Lợi ích khi thực hiện giấy an toàn thực phẩm cho sản phẩm bột nở 

Đối với doanh nghiệp

  • Tuân thủ luật pháp chính phủ
  • Cơ sở được xác nhận đạt tiêu chuẩn sản xuất
  • Sản phẩm sản xuất hợp vệ sinh
  • Sự uy tín được tăng cao
  • Thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với chính doanh nghiệp và xã hội
  • Lưu hành vào thị trường dễ dàng hơn
  • Tạo được sự ưu tiên về cơ sở sản xuất cũng như về sản phẩm

Đối với khách hàng

  • Tạo niềm tin nơi khách hàng
  • Khách hàng đánh giá cao về doanh nghiệp
  • Tăng sự lựa chọn của khách hàng đối với hàng hóa của doanh nghiệp
  • An toàn về sức khỏe người tiêu dùng

♦ Có thể bạn muốn biết

Thủ tục thực hiện giấy an toàn thực phẩm cho sản phẩm bột nở áp dụng vào các quy định 

» Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011 

» Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của chính phủ; quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm

Hồ sơ xin giấy an toàn thực phẩm cho sản phẩm bột nở

– Đơn xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; (theo mẫu C.A.O thực hiện)

– Giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hộ kinh doanh có ngành nghề sản xuất phù hợp; (bản sao y công chứng)

– Xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất; 

– Khám sức khỏe theo thông tư 14/2013/TT-BYT của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất; (C.A.O gửi danh sách bệnh viện và hướng dẫn doanh nghiệp khám theo quy định)

– Sơ đồ cơ sở, máy móc; thuyết minh dụng cụ, quy trình sản xuất; (C.A.O khảo sát cơ sở và thực hiện)

“Mẫu giấy an toàn thực phẩm – C.A.O thực hiện cho khách hàng”

C.A.O MEDIA làm giấy an toàn thực phẩm cho sản phẩm bột nở

Giấy phép an toàn thực phẩm cho sản phẩm bột nở (Ảnh: C.A.O Media)

Điều kiện khi thực hiện giấy an toàn thực phẩm cho sản phẩm bột nở

– Cơ sở sản xuất bột nở phải có đầy đủ cơ sở vật chất; trang thiết bị và dụng cụ chế biến sản xuất phải đảm bảo an toàn thực phẩm

– Người trực tiếp sản xuất bột nở được xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm; và phải khám sức khỏe định kỳ; (lưu ý: khám theo thông tư quy định,và khám tại bệnh viện)

– Nguyên liệu thực phẩm; phụ gia thực phẩm; thực phẩm bao gói sẵn phải có hợp đồng/hóa đơn về nguồn cung cấp theo quy định và còn hạn sử dụng

– Toàn bộ quy trình chế biến sản xuất phải được thực hiện theo nguyên tắc một chiều; tức là một chiều đi từ khâu nguyên liệu; sơ chế; chế biến; phân chia; bảo quản và vận chuyển. Phải có sự tách biệt giữa các phòng để tránh gây nhiễm khuẩn chéo.

– Trong quá trình vận chuyển sản phẩm phải đảm bảo an toàn cho thực phẩm.

Các bước thực hiện giấy an toàn thực phẩm cho sản phẩm bột nở

Bước 1 : Chuẩn bị

– Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý theo đúng quy định

Bước 2 : Nộp hồ sơ

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng có thẩm quyền

– Đóng lệ phí nhà nước theo đúng quy định

Bước 3 : Theo dõi hồ sơ

– Kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp theo dõi lịch thẩm định từ cơ quan chức năng

– Chuẩn bị hồ sơ xuất trình cho đoàn thẩm định

Bước 4 : Thẩm định cơ sở

– Doanh nghiệp tiếp đoàn  thẩm định theo lịch thông báo

– Thực hiện chỉnh sửa theo hướng dẫn của đoàn thẩm định

Bước 5 : Hoàn thành

– Từ ngày thẩm định ‘Đạt’ doanh nghiệp theo dõi và nhận giấy phép theo đúng thời hạn tại cơ quan chức năng

Hình thức xử phạt

♦♦♦ Nếu cơ sở hoạt động mà không thực hiện giấy an toàn thực phẩm cho sản phẩm bột nở thì sẽ bị vi phạm và xử phạt theo quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

– Phạt cảnh cáo đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn dưới 01 tháng;

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm giả.

Liên hệ dịch vụ

Mọi thắc mắc về việc xin giấy an toàn thực phẩm cho sản phẩm bột nở hoặc những giấy phép liên quan khác về ngành thực phẩm hãy liên hệ ngay với C.A.O qua số điện thoại (028) 6275 0707  –  0903 145 175 hoặc email hotro@tuvangiayphepcao.com để được tư vấn chi tiết và sử dụng dịch vụ tốt nhất.

>>> Chủ đề liên quan:

Share.

About Author

Leave A Reply