Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cho doanh nghiệp
Để được đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu tại Việt Nam, nhãn hiệu, thương hiệu phải đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Cụ thể, nhãn hiệu, thương hiệu đăng ký phải có tính chất phân biệt, không được tương tự gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu của một chủ thể đã đăng ký nhãn hiệu trước đó. Nhãn hiệu không được là những yếu tố loại trừ như là hình quốc kỳ, quốc ca, là những yếu tố dễ nhận biết, phổ biến như chữ số, chữ cái, những hình ảnh đơnn giản, hiển nhiên, những từ ngữ mang tính chất mô tả hàng hóa, dịch vụ.
Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm
- Quyền lợi đầu tiên của việc đăng ký nhãn hiệu chính là được pháp luật bảo vệ, giúp bạn khẳng định quyền sở hữu của mình đối với sản phẩm. Khi có bất kỳ đối tượng nào có hành vi xâm phạm nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp, bạn có quyền khởi kiện để được luật pháp Nhà nước bảo vệ.
- Dễ dàng quảng bá thương hiệu sản phẩm: Trong các chiến dịch quảng bá và tiếp thị sản phẩm, việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp, cá nhân dễ dàng tạo được lòng tin về thương hiệu cũng như chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng. Đồng thời, giúp đưa thương hiệu sản phẩm của bạn đến gần với người tiêu dùng hơn.
- Tránh khả năng nhầm lẫn: Khi bạn đã đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, thì bất kỳ một nhãn hiệu nào bị trùng lặp hoặc tương tự nhãn hiệu của bạn đăng ký về sau đều bị Luật Sở hữu trí tuệ từ chối để tránh nhầm lẫn thương hiệu. Vì vậy logo, tên doanh nghiệp, slogan, nhãn hiệu là những cách thức giúp doanh nghiệp của bạn tạo ấn tượng và điểm nhấn về sản phẩm của mình đối với người tiêu dùng.
Thời gian đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
- Từ 1 – 2 ngày có dấu nhận đơn Cục Sở Hữu Trí tuệ
- Từ 1 – 2 tháng sau có công văn chấp nhận đơn hợp lệ
- Từ 12 tháng (tính từ ngày chấp nhận đơn) có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
- Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (Theo mẫu).
- Mẫu nhãn hiệu hàng hóa (Gồm 15 bản).
- Các tài liệu liên quan (Nếu cần).
- Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Sao y công chứng).
- Giấy ủy quyền (Nếu cần).
Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
- Cục sở hữu trí tuệ.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ
- Cục Sở Hữu Trí Tuệ sẽ nhận đơn đăng ký và đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn, số đơn. Sau đó, nhãn hiệu sẽ được thẩm định qua 2 giai đoạn:
+/ Giai đoạn thẩm định hình thức: Trong vòng 1 tháng kể từ ngày nộp đơn, thẩm định về hình thức đơn như bản mô tả đơn, nhóm sản phẩm và dịch vụ đã phân chính xác theo thỏa ước Nice chưa? Nếu đơn đáp ứng, Cục SHTT sẽ cấp Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và đơn sẽ được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp (bản giấy và bản điện tử).
+/ Giai đoạn thẩm định nội dung: Trong vòng 9 tháng kể từ ngày công bố đơn, thẩm định xem nhãn hiệu có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ không, có tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của bên thứ 3 đã đăng ký trước đó hay không? Nếu đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, nhãn hiệu sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và sẽ được đăng công báo sở hữu công nghiệp (bản giấy và bản điện tử).
- Về thời hạn thẩm định, theo quy định của Luật là 1 năm, tuy nhiên, thời gian có thể bị kéo dài do nhiều lý do như nhãn hiệu bị từ chối do phân nhóm chưa chính xác, do chậm chễ của các thẩm định viên…
- Nhãn hiệu khi được cấp văn bằng bảo hộ có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Trước 6 tháng đến ngày hết hạn, chủ sở hữu phải tiến hành gia hạn để duy trì hiệu lực.
- Chủ sở hữu nhãn hiệu cũng có nghĩa vụ phải sử dụng nhãn hiệu trong vòng 5 năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ. Nếu không sử dụng, nhãn hiệu có thể bị bên thứ 3 yêu cầu hủy bỏ hiệu lực với lý do nhãn hiệu không được sử dụng trong 5 năm liên tiếp.
C.A.O Media 0903145178 thực hiện đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cho doanh nghiệp trong thời gian nhanh nhất, chi phí cạnh tranh, tư vấn chi tiết đảm bảo cho doanh nghiệp đăng ký được nhãn hiệu hàng hoá.