Thực hiện giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ
Với nhu cầu phát triển kinh tế của cá nhân và doanh nghiệp thì việc thực hiện giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể là một thứ quan trọng trong kinh doanh mà những đơn vị doanh nghiệp vẫn thường làm để được bảo hộ bởi luật pháp và quan trọng hơn là thúc đẩy phát triển thương hiệu. Để hiểu rõ hơn về nhãn hiệu hàng hoá, doanh nghiệp có thể theo dõi bài viết dưới đây của C.A.O Media; Ở nội dung hôm nay sẽ thể hiện rõ cho quý doanh nghiệp biết được những điều cần lưu ý và các thủ tục cần thiết khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa 2023
- Mẫu logo thương hiệu cần đăng ký
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng minh nhân dân của chủ sở hữu đối với trường hợp cá nhân đăng ký
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (C.A.O cung cấp mẫu)
Thẩm quyền, thời gian đăng ký nhãn hiệu
- Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ được nộp tại cơ quan duy nhất ở Việt Nam đó là Cục sở hữu trí tuệ
- Sau 02 ngày nộp đơn có dấu nhận đơn tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.
- 02 tháng (kể từ ngày nộp đơn): có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
- Tổng thời gian đăng ký nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ là 13 tháng tính từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, trên thực tế tổng thời gian cho việc đăng ký nhãn hiệu thường kéo dài từ 18 – 20 tháng kể từ khi nộp đơn
- Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa có hiệu lực 10 năm; có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam; (được gia hạn thêm 10 năm cho mỗi lần gia hạn).
“Mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu – C.A.O thực hiện cho khách hàng”
Các trường hợp từ chối đăng ký
- Không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của nhãn hiệu; (không mang tính đặc thù cho loại hàng hóa đó);
- Đã thuộc quyền sở hữu của người khác;
- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận hoặc đã nộp đơn đăng ký;
- Trùng hoặc tương tự với những nhóm hàng hóa đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khác, gồm: tên thương mại; chỉ dẫn địa lý; kiểu dáng công nghiệp; quyền tác giả;
- Trùng với tên riêng; biểu tượng; hình ảnh của quốc gia; địa phương; danh n hân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).
Các quyền lợi khi đăng ký nhãn hiệu
- Có được quyền sở hữu trí tuệ độc quyền; tránh được trường hợp đối thủ cạnh tranh sao chép; hoặc làm nhái
- Không gây nhầm lẫn với quyền sở hữu khác
- Được luật pháp bảo vệ; đảm bảo quyền sở hữu cá nhân; đơn vị đối với nhãn hiệu đăng ký
- Quảng bá được sản phẩm; kích thích sự phát triển của doanh nghiệp
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại C.A.O Media
- Tư vấn phân nhóm (lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa) theo bảng phân loại Nice IX của quốc tế.
- Tư vấn tra cứu nhãn hiệu; để xác định khả năng Nhãn hiệu chuẩn bị đăng ký có tương tự hoặc trùng lắp với nhãn hiệu đã nộp đơn tới Cục Sở hữu trí tuệ hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận tại Việt Nam.
- Tư vấn lựa chọn các phương án lựa chọn tên nhãn hiệu hàng hóa; tư vấn thêm các tiền tố khi cần thiết để đảm bảo tính khác biệt khi bảo hộ.
- Soạn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ, ghi nhận sửa đổi, gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và giao tận nơi cho khách hàng.
Thông tin liên hệ dịch vụ
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thực hiện giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu NHANH CHÓNG – TRỌN GÓI – UY TÍN. Vui lòng liên hệ C.A.O Media qua các số điện thoại: (028) 6275 0707 – 0903 145 178 – 0903 145 175 hoặc truy cập email tuvan@tuvangiayphepcao.com để được tư vấn miễn phí và được thực hiện dịch vụ tốt nhất!
» » » Bài viết liên quan:
- Tư vấn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho mì rau củ TRỌN GÓI
- Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho bánh mì khoai tây tại C.A.O Media
- C.A.O Media đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa cho cá thu đóng hộp
- Dịch vụ Đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa cho cá trích hộp
- Trình tự đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa cho bánh mì bơ tỏi mới nhất
- Đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa cho bánh mì bí đỏ