Điều kiện được cấp giấy phép ATTP cơ sở sản xuất hạt chân châu
Giấy phép ATTP cơ sở sản xuất hạt chân châu là bắt buộc để doanh nghiệp được phép kinh doanh hoạt động phù hợp với quy định của chính phủ. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, không chỉ cần chú ý tới chất lượng của sản phẩm hạt chân châu mà cơ sở kinh doanh phải đáp ứng quy tắc sản xuất một chiều trong khu vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm đó. Vậy quy tắc một chiều là như thể nào? Thực hiện giấy phép an toàn thực phẩm cần điều kiện gì?…
Để giải đáp vấn đề thường gặp của doanh nghiệp mời các bạn cùng tìm hiểu bào viết hôm nay của C.A.O Media. Với hướng dẫn chi tiết và cụ thể, thủ tục nhanh gọn, chính xác. Hy vọng nội dung dưới đây sẽ mang lại những thông tin bổ ích đến các bạn
Thế nào là quy tắc 1 chiều trong sản xuất, chế biến thực phẩm?
Việc bắt buộc áp dụng quy tắc 1 chiều nhằm mục đích:
- Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
- Không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo
- Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hướng dẫn xây dựng khu vực sản xuất theo quy tắc 1 chiều
- Khu vực nhà vệ sinh khép kín, có đầy đủ trang bị
- Khu vực sản xuất được sắp xếp theo quy trình như sau:
Tiếp nhận nguyên liệu => Sơ chế nguyên liệu => Chế biến => Thành phẩm => Cung ứng.
“Mẫu giấy chứng nhận ATTP do C.A.O Media thực hiện”
Điều kiện tối thiểu để xin được giấy phép An Toàn thực Phẩm
- Khu vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải được bố trí theo quy tắc 1 chiều
- Cơ sở vật chất tại cơ sở sản xuất kinh doanh
- Phải đảm bảo yêu cầu về vị trí địa lí
- Đảm bảo kết cấu cơ sở hạ tầng kiên cố, vững chắc
- Trần, tường, sàn nhà phải sạch sẽ, dễ dàng vệ sinh, lau chùi
- Trang thiết bị dụng cụ tham gia chế biến, sản xuất đảm bảo điều kiện về sinh an toàn thực phẩm
- Chủ cơ sở và người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có giấy xác nhận đủ sức khỏe, tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm
- Nguyên liệu đầu vào phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc rõ ràng.
Thủ tục hồ sơ cấp giấy phép ATTP cơ sở sản xuất hạt chân châu
Sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm đăng ký xin giấy phép ATTP cơ sở sản xuất hạt chân châu
- Đơn đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất (theo mẫu)
- Bản sao công chứng Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh
- Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù
- Bản cam kết đảm bảo VSATTP đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất và kinh doanh
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm của từng cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm trong cơ sở
- Phiếu kiểm nghiệm các sán phẩm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định.
Cơ quan chức năng xử lý vi phạm an toàn thực phẩm
Nghị định Chính Phủ số 91/2012/NĐ-CP áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
- Bị phạt hành chính lên đến 100 triệu đồng tùy theo hình thức và quy mô kinh doanh
- Tịch thu thiết bị, sản phẩm và xử phạt người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh
- Cấm sản xuất, kinh doanh: làm ảnh hưởng đến thương hiệu sản phẩm, dịch vụ, làm ảnh hưởng đến tiến độ phát triển trong chiến lược kinh doanh Quý khách.